THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM

Chương trình tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Giúp bảo trợ cho thương hiệu sản phẩm có uy tín, hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu sản phẩm trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao, với năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.
Tham gia chương trình giúp doanh nghiệp đánh giá toàn diện các hoạt động, kết quả sản xuất/ kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua hệ thống tiêu chí của chương trình. từ đó khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ và theo đuổi các giá trị cốt lõi của Chương trình đó là Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong.
Chương trình THQG Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.

🖱️ Hãy nhấn chuột và kéo sang trái/phải
Năm 2024 190 doanh nghiệpBộ Công Thương đã công bố và trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2024 cho 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp trong số hơn 1.000 doanh nghiệp có sản phẩm tham gia đáp ứng hệ thống các tiêu chí của chương trình. Đây đều là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2023 đạt 2,4 triệu tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước khoảng 150 nghìn tỷ đồng, bảo đảm công ăn, việc làm cho trên 600 nghìn lao động và người dân, tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Năm 2012 54 doanh nghiệpQuyết định số 3100/QĐ-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 có 54 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia. 54 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia 2012 tập trung ở các lĩnh vực: Cơ khí, máy móc, thiết bị; Dệt may – Da giày; Điện – Điện tử – Công nghệ thông tin – Viễn thông; Đồ gỗ – Gốm sứ – Thủ công mỹ nghệ; Đồ trang sức – Kim hoàn – Đá quý; Dược phẩm – Hóa mỹ phẩm; Giấy – Văn phòng phẩm – Bao bì; Thực phẩm – Đồ uống; Thương mại – Dịch vụ; Vận tải – Du lịch; Xây dựng – Vật liệu xây dựng – Bất động sản…
Năm 2020 có 124 doanh nghiệp124 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia với 283 sản phẩm được công nhận. Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần này đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cả về lợi nhuận và doanh thu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu.
Năm 2016 có 88 doanh nghiệpTại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, có 88 doanh nghiệp có sản phẩm đạt giải Thương hiệu Quốc gia chủ yếu thuộc 16 ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất như: ngành hàng cơ khí, máy móc, thiết bị; ngành dệt may, da giày; đồ gỗ, gốm sứ; đồ nhựa, cao su, hóa chất,...
Năm 2008 30 doanh nghiệpQuyết định 1980/QĐ-BCT 28/2/2008 của Bộ Công Thương vinh danh các thương hiệu, sản phẩm của 30 Doanh nghiệp. Lần vinh danh này có nhiều thương hiệu thuộc lĩnh vực thực phẩm - đồ uống như bia Sài Gòn, Bia 333, bánh kẹo Kinh đô,...
2008
Năm 2022 có 172 doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia.Năm 2022, mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình địa chính trị bất ổn trên thế giới đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Kỳ xét chọn Thương hiệu Quốc gia lần thứ 8 tiếp tục thu hút được sự quan tâm tham gia của trên 1.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau trên cả nước. Như vậy, so với năm 2020, năm 2022 cả nước đã có thêm 48 doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG Việt Nam. Đây là minh chứng cho sức hút và tầm ảnh hưởng của chương trình đối với doanh nghiệp trong việc xúc tiến xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cũng như phát triển thị trường nội địa.
Năm 2014 63 doanh nghiệpTại Nhà hát lớn Hà Nội, 63 doanh nghiệp đại diện cho 500.000 doanh nghiệp của cả nước vinh dự đón nhận Thương hiệu Quốc gia 2014. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tới dự và trao giải cho các doanh nghiệp. Theo Lãnh đạo Bộ Công Thương, giải thưởng sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2014 được trao cho 63 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: Cơ khí, máy móc, thiết bị; dệt may, da giày; điện, điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông; nông lâm thủy sản; tài chính ngân hàng; thực phẩm đồ uống; thương mại dịch vụ; vận tải du lịch; vật tư nông nghiệp và xây dựng, bất động sản.
Năm 2010 43 doanh nghiệpNăm 2010, Bộ Công Thương đã công nhận 43 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia theo Quyết định số 2695/QĐ-BCT ngày 24 tháng 5 năm 2010. Năm 2010, lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia chủ yếu tập trung vào các ngành hàng thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng nhanh. Các doanh nghiệp nổi bật thuộc các ngành này đã chứng minh được chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
2010
2012
2016
2020
2024
Năm 2018 có 97 doanh nghiệp97 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia 2018, có 20 doanh nghiệp đã 6 lần có sản phẩm đạt giải thưởng này và 24 doanh nghiệp đạt lần đầu. Các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia là nền tảng rất quan trọng, là hạt nhân để thúc đẩy các doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội.
2022
2018
2014


